Trái nhàu là gì?
Nhàu là trái cây quen thuộc với người dân miền Nam. Tuy nhiên, với những người miền Bắc hoặc một số tỉnh Bắc Trung Bộ lần đầu vào Nam thì trái cây này được đánh giá là kỳ lạ. Bởi dù cùng thuộc họ cà phê nhưng trái nhàu trông rất khác biệt.
Đây là dạng quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài trên các cụm hoa dính nhau tạo thành. Khi còn non, quả có màu xanh nhạt, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 4 cm, mắt quả nổi rõ. Trái nhàu già dần ngả sang màu vàng. Mắt quả không nhô lên cao như trước nhưng vẫn có vết, nhẵn bóng, mùi khai. Quả thuộc dạng quả thịt. Gồm nhiều quả hạch dính với nhau. Khi chín thì trong quả có phần cơm mềm ăn được và nhiều hạt hình bầu dục, một đầu nhọn, một đầu đen.
Hiện cây nhàu mọc rộng khắp ở các tỉnh miền Nam. Đặc biệt là các khu vực ẩm thấp dọc theo bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch. Cây cũng mọc ở một số tỉnh miền Trung. Nhưng địa hình kênh rạch chằng chịt của miền Nam giúp cây phát triển tốt nhất. Cho lượng quả nhàu cao nhất, giàu dưỡng chất nhất.
Trái nhàu trị bệnh gì ?
Dù có hình thù xấu xí nhưng quả nhàu lại ẩn chứa vô số công dụng cho sức khỏe. Loại quả này đã được nghiên cứu, chứng minh là vô cùng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh thường gặp với các triệu chứng xuất hiện quanh năm. Đặc biệt, không chỉ có khả năng phòng, hỗ trợ điều trị bệnh, trái nhàu còn bổ dưỡng và rất an toàn với người dùng.
Do đó, nhàu thường được dùng với người già, người cơ thể suy nhược, thường phải lao động chân tay để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh như đau lưng, viêm khớp, cơ thể nhức mỏi, suy nhược thần kinh….
Dưới đây là 10 tác dụng cho sức khỏe chính của trái nhàu mà bạn cần biết.
1. Trái nhàu bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để làm rõ các hợp chất hữu ích trong trái nhàu. Các nghiên cứu này đã tìm ra hơn 140 chất dinh dưỡng và hơn 130 loại vitamin như sắt, canxi, kẽm, đồng, vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12, axit folic, magie, phốt pho.…
. Trái nhàu giúp duy trì các hoạt động chức năng
Sau khi ăn trái nhàu, uống bột nhàu, nước sắc quả nhàu hay nước cốt nhàu thì một số hợp chất hữu ích sẽ được hấp thụ trong đường ruột và chuyển hóa thành xeronine. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự vận hành bình thường của các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật để bảo vệ sức khỏe.
3. Trái nhàu hỗ trợ hệ thần kinh
Theo nghiên cứu thì trái nhàu và các chế phẩm từ trái nhàu có tác dụng an thần, ổn định giấc ngủ, làm đẹp da. Các công dụng này rất thích với hợp với chị em phụ nữ, người mất ngủ, ngủ trằn trọc, không ngon giấc. Đồng thời, việc ngủ đủ, ngủ ngon sẽ giúp tái tạo sức khỏe hiệu quả hơn, để ngày mới tràn đầy năng lượng, tăng năng suất công việc đảm bảo chất lượng cuộc sống.
4. Trái nhàu hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Trái nhàu giàu chất xơ, quả chín lại có cơm mềm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nhàu còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc gan, điều hòa sự co bóp và khả tiết dịch tại dạ dày. Vị chua trong quả nhàu thì có khả năng tăng co bóp cơ trơn ở ruột. Qua đó, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Để hệ tiêu hóa hấp thu dưỡng chất và đẩy chất thải ra ngoài hiệu quả hơn.
Cũng nhờ các công dụng với hệ tiêu hóa mà khi bị táo bón, thay vì uống các loại thuốc nhuận tràng, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng trái nhàu và các chế phẩm từ nhàu như bột nhàu, nước cốt nhàu.
5. Trái nhàu giúp giảm đau
Một công dụng nổi bật khác của quả nhàu là giúp giảm đau. Việc dùng quả nhàu thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị những cơn đau phổ biến trong cơ thể như đau lưng, đau cơ, đau cổ, đau vai gáy, đau do chèn ép dây thần kinh và những cơn đau liên quan đến căng thẳng như đau nửa đầu.
6. Trái nhàu hỗ trợ sinh lý nữ
Với nữ giới, nhàu không chỉ là thần dược làm đẹp da, giảm cân để da sáng, dáng xinh mà còn có nhiều công dụng khác như chống dị ứng, ngăn ngừa trầm cảm và rối loạn tâm thần ở phụ nữ mãn kinh. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì dùng quả nhàu thường xuyên giúp điều hòa kinh nguyệt.
7. Trái nhàu chống bệnh tiểu đường
Với các chứng bệnh mãn tính, nguy hiểm như tiểu đường thì quả nhàu cũng có khả năng hỗ trợ hiệu quả. Theo đó, trong quả nhàu có các hợp chất hữu ích giúp chống oxy hóa và tăng dung nạp Glucose. Đồng thời, chúng cũng cung cấp dưỡng chất quý có tác dụng giảm đường huyết. Qua đó, phòng chống bệnh tiểu đường, ngăn bệnh tăng nặng, biến chứng và giảm đến mức thấp nhất các biến chứng của bệnh.
8. Trái nhàu làm tăng khả năng miễn dịch
Trong trái nhàu, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra chất mang tên Polysaccharides giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Thậm chí loại quả này còn cung cấp một lượng prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả dứa. Khi vào cơ thể, chất này sẽ kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào này đóng vai trò chủ chốt trong tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật. Thậm chí, nó có thể tấn công và tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong cơ thể.
9. Trái nhàu phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến viêm
Quả nhàu không chỉ có tác dụng ức chế một số loại nấm, vi rút gây bệnh mà còn có hiệu quả trong việc làm giảm các chứng bệnh liên quan đến tình trạng viêm cơ, xương, khớp như bệnh viêm khớp và hội chứng nhức xương cổ tay. Ngoài ra, dùng trái nhàu thường xuyên còn là cách để giảm đau, giảm sưng ở các vết thương. Giảm nhanh tình trạng thâm tím, căng da, nóng đỏ da. Loại trái cây xấu xí này cũng có hiệu quả tích cực trong việc ngăn ngừa sự phát triểu các vết loét, phát ban.
Các nghiên cứu của tiến sĩ Heinkch, của Annie Hizazumi (Đại học Hawaii Mỹ) và một số nghiên cứu được thực hiện tại Pháp và Nhật đã chỉ ra rằng các thành phần trong trái nhàu có khả năng ức chế các tế bào ung thư của Ras (một loại tế bào ung thư). Nó cũng có tác dụng hạn chế và làm nhỏ dần các khối u.
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng trong trái nhàu có nhiều chất có khả năng phòng và kiềm hãm sự phát triển của ung thư. Cụ thể:
+ Nhóm chất Iridois chiếm tới 75% các chất trong nhàu rất rốt với bệnh nhân ung thư. Trong đó, Iridois Acubin có tác dụng ức chế TNF – alpha và Interleukin để chống đột biến tế bào và ngăn sự hình thành khối u. Một chất khác trong nhóm Iridois là Iridoids Oleuropein lại có tác dụng chống oxy hóa và tăng dung nạp đường.
+ Các chất trong nhóm Anthranquinonic như emodin và rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư tế bào hắc tố (melanoma), ung thư vú và ung thư gan.
+ Catechin trong quả nhàu cũng được đánh giá là chất có khả năng phòng chống ung thư hiệu quả. Chất này gặp nhiều trong rau quả. Thậm chí, catechin được đánh giá là một trong những lý do mà các bệnh nhân ngày nay dùng chế độ ăn chay để hạn chế sự tăng trưởng của khối u.
+ Trong quả nhàu cũng có chất Slenium – chất này đang được nghiên cứu để hỗ trợ điều trị ung thư nhưng chưa có kết luận chính thức.
Cách dùng trái nhàu chữa bệnh
Trái nhàu có nhiều công dụng cho sức khỏe và được nhiều gia đình tin dùng để phòng, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, để trái nhàu phát huy tối đa công dụng bạn cần biết cách dùng đúng, chuẩn. Dưới đây là một số cách sơ chế và sử dụng trái nhàu để phòng ngừa bệnh tật.
1. Dùng trực tiếp trái nhàu tươi
Dùng trái nhàu tươi là cách được nhiều người lựa chọn. Cách dùng này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn những quả nhàu già – quả chuyển sang màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Rửa sạch rồi chấm muối ăn. Hoặc cũng có thể đem trái nhàu già nướng chín rồi ăn để hỗ trợ điều trị kiết lị, ho, hen và cảm. Bài thuốc đơn giản này cũng rất tốt với những người bị tiểu đường hoặc phù nhẹ do tim mạch.
Chị em phụ nữ có thể trị mụn bằng quả nhàu già. Chỉ cần cắt 1/2 trái nhàu, rửa sạch, cắt lát, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng gạc băng kín lại, để khoảng 1 – 2 giờ. Ngày thực hiện khoảng 2 – 3 lần để nốt mụn mau lành, nhanh lên da non và hạn chế để lại sẹo.
2. Dùng trái nhàu khô
Để bảo quản và sử dụng trái nhàu trong thời gian dài thì bạn có thể sơ chế thành trái nhàu khô. Chỉ cần lấy quả nhàu (có thể dùng cả quả non và quả già nhưng nên phân riêng ra từng loại), rửa sạch, để ráo nước, cắt đôi hoặc thái nhỏ rồi phơi, sấy khô.
Cho trái nhàu khô vào túi ni lông dày, bọc kỹ để bảo quản. Khi dùng chỉ cần cho vào nồi sắc lấy nước uống là được. Với trái nhàu đã thái nhỏ rồi mới phơi thì có thể cho ngay vào ấm, rót nước sôi vào để pha như pha trà. Nước nhàu khô có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp và phong thấp rất tốt.
3. Ngâm rượu nhàu
Sau khi làm trái nhàu khô, nếu không muốn bỏ thời gian ra sắc hoặc pha nước nhàu thường xuyên thì có thể ngâm rượu nhàu để uống. Nếu uống điều độ thì loại rượu này có thể tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất tốt.
Để làm rượu nhàu, tốt nhất bạn nên chọn nhàu khô dạng miếng như trái nhàu khô Noni Green. Đem rửa sạch, đổ ra chỗ thoáng gió cho miếng nhàu khô lại. Sau đó, bỏ tất cả nhàu khô vào bình thủy tinh, đổ rượu cho kín miếng nhàu là được. Nên lưu ý, rượu để ngâm rượu nhàu phải là rượu trắng 40 độ. Nếu dùng rượu nếp thì càng tốt. Ngâm xong để ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng lắc đều cả bình. Sau 3 – 4 tháng là dùng được. Mỗi bữa nên dùng từ 1 – 2 chén rượu nhàu nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Làm nước cốt trái nhàu
Bạn cũng có thể làm nước cốt trái nhàu để hoạt huyết, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm đau nhức mỏi chân tay, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tháo đường, cao huyết áp. Cách làm nước cốt trái nhàu cũng rất đơn giản. Chỉ cần lấy 1kg trái nhàu tươi, rửa sạch, để cho ráo hết nước rồi cắt miếng, cho vào máy xay, xay nhuyễn.
Trộn trái nhàu đã xay với 200g đường cát trắng rồi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín 5 ngày. Cho thêm 1,2 lít rượu trắng loại 40 độ vào hỗn hợp trên. Sau đó, trộn đều rồi ép lấy nước cốt trái nhàu. Đổ nước cốt nhàu vào lọ thủy tinh sạch, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.